Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Cấu trúc hàm logic IF, LEFT

Cấu trúc hàm logic IF, LEFT 

Các hàm luận lý (logical) được sử dụng rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu trong Excel. Nếu các bạn chưa biết hết về các hàm luận lý thông dụng thì cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Trên đây là ví dụ về hai hàm cơ bản, được sử dụng nhiều nhất trong kế toán và các công thức có điều kiện trên Excel. 
Tại cột Mã mình dùng hàm LEFT để lấy ra mã từ mã hàng. Hàm LEFT dùng để lấy ra số ký tự từ trái qua phải, gồm 2 đối số, đối số thứ nhất là chuỗi ký tự, đối số thứ 2 là số ký tự cần lấy. Để lấy mã ta dùng công thức như sau.B4 =LEFT(A4,1)
Để tính thời gian lưu kho, chúng ta dùng các công thức thông thường như số học, bởi vì ngày tháng cũng là một định dạng kiểu số, chúng ta chỉ cần  lấy ngày bán trừ đi ngày nhập sẽ ra thời gian lưu kho, công thức như sau: E4=D4-C4
Để giải quyết bài toán nhận xét với nhiều điều kiện, chúng ta sẽ áp dùng cấu trúc IF lồng IF, cấu trúc một hàm IF gồm 3 đối số, đối số 1 là điều kiên, đối số 2 là kết quả trả về nếu đối số 1 là đúng, đối số 3 trả về nếu điều kiện sai.
Công thức sẽ là: =IF(E4<=30,"Bán chạy",IF(E4<=90,"Bán Được","Bán Chậm"))
Tương tự với cột nhận xét, cột thuế và cột thưởng cũng được dùng cấu trúc IF lồng IF như sau:
Thuế =IF(B4="A",I4*1%,IF(B4="B",I4*2%,IF(B4="C",I4*7%,I4*10%)))
Thưởng:=IF(AND(E4<=30,B4="A"),I4*2%,IF(AND(E4<=90,B4="B"),I4*1%,0))

Các bạn tải file bài giải tại đây: Dowloand 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét